Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Lật lại vụ ám sát liên quan đến Salman Rushdie 17 năm trước
Cảnh sát Nauy quyết định tiếp tục điều tra vụ William Nygaard, giám đốc một NXB, bị ám sát hụt vì ủng hộ Rushdie vào năm 1993. NXB cũng treo thưởng 500.000 krone (hơn 1,5 tỷ đồng) cho ai cung cấp thông tin hữu ích về vụ ám sát.
> Hồi ký vén màn đời sống riêng tư của Rushdie/ Salman Rushdie chưa hết nhiệt huyết với văn chương

Theo Guardian, khoản tiền do NXB Aschehoug - một trong những NXB lớn nhất Nauy và Hiệp hội Xuất bản Nauy tài trợ. Aschehoug đã mua bản quyền ấn hành cuốn Những vần thơ của quỷ Sa tăng (Satanic Verses) của Salman Rushdie, cuốn sách từng khiến nhà văn Anh bị kết tội phỉ báng đạo Hồi và nhận án tử hình từ Giáo chủ Hồi giáo Iran Ayatollah Khomeini. Nygaard bị kẻ gian lên kế hoạch mưu sát cũng vì sự ủng hộ của ông đối với Rushdie và cuốn tiểu thuyết.


 











William Nygaard, Giám đốc NXB Aschehoug, từng 3 lần bị ám sát vì ủng hộ Rushdie. Ảnh: Guardian.

 


Nygaard từng 3 lần bị bắn nhưng đều may mắn sống sót, trong đó có một lần bị thương rất nặng khi bị rình bắn bên ngoài ngôi nhà của ông ở Oslo vào ngày 11/10/1993. Vụ tấn công xảy ra 4 năm sau khi Rushdie và NXB bị Giáo chủ Hồi giáo Iran Ayatollah Khomeini kết án tử hình vì đã viết và ấn hành cuốn tiểu thuyết Những vần thơ của quỷ Sa tăng. Những năm tháng sau đó, Rushdie phải sống chui lủi khốn khó.


 


Năm 1991, dịch giả tiếng Nhật của cuốn Những vần thơ của quỷ Sa tăng, Hitoshi Igarashi, bị ám sát, còn dịch giả tiếng Italy là Ettore Caprioli cũng bị tấn công làm trọng thương. Các vụ việc này đều không được pháp luật giải quyết thỏa đáng, không riêng gì trường hợp của Nygaard.


 


Cơ quan điều tra đặc biệt của Nauy, Kripos, lật lại hồ sơ vụ Nygaard sau khi nhà báo chuyên viết phóng sự điều tra Odd Isungset, người đã theo dõi vụ này bao lâu nay, vừa tiết lộ một số chi tiết mới trong vụ việc khi xuất bản cuốn sách Ai bắn William Nygaard? (Who Shot William Nygaard?) hồi tháng 9. Nhà báo này liệt kê danh sách các nghi phạm và những sai lầm của cảnh sát Oslo trong lần đầu tiến hành điều tra hồi năm 1993.


 


Trong cuốn sách của mình, Isungset tỏ thái độ không hề nghi ngờ việc Nygaard bị các phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công có chủ ý. “Nygaard và nhà xuất bản của ông ta quá công khai trong việc ủng hộ Rushdie. Rushdie thậm chí còn được mời dự một bữa tiệc của Aschehou hồi năm 1992”.


 


Theo Isungset, một trong các nghi phạm ám sát Nygaard đã mua vé tàu một chiều đi Iran ngay sau vụ tấn công. Người này còn tàng trữ những khẩu súng và các băng đạn cùng loại với những thứ đã được sử dụng trong vụ ám sát.


 











Không chỉ Salman Rushdie mà nhiều người khác liên quan đến cuốn "Những vần thơ của quỷ Sa tăng" đều phải nhiều năm đối mặt với nguy hiểm, thậm chí phải bỏ mạng như dịch giả người Nhật. Ảnh: AFP.

 


Per Christian Opsahl, một trong những người lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản Nauy, gọi vụ ám sát Nygaard là “hành động tấn công cả nền dân chủ Nauy” và “một vết thương hở không thể nào hàn gắn cho đến khi nào vụ việc được đưa ra ánh sáng”.


 


Nhà báo Isungset tỏ ra lạc quan về khả năng tìm ra kẻ ám sát. “Tôi nghĩ cảnh sát Nauy sẽ làm điều này tốt hơn so với cảnh sát Nhật hay Italy. Đây là một trường hợp rất nghiêm trọng, vụ ám sát duy nhất ở Nauy kể từ chiến tranh thế giới thứ hai. Dù đã 17 năm, nhiều người vẫn còn che giấu bí mật về vụ việc. Đây là lúc để nói ra tất cả. Treo thưởng là điều cần thiết”.


 


“Cần phải tìm ra kẻ ám sát để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Nauy và quyền được sống an toàn của người dân trong xã hội đa nguyên”, Nygaard, nạn nhân vụ ám sát, nói với tờ báo bản xứ Aftenposten.


 


Phan Mi Ly

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Stephen King thách thức ‘Twilight’ với truyện tranh ma cà rồng  (28-11-2010)
    ‘Kín’ - một dòng tiểu thuyết miên man (23-11-2010)
    Carrie Ryan: ‘Sự lãng mạn có thể tồn tại ở bất cứ đâu’ (17-11-2010)
    Hồi ký George Bush không hợp gu dân Mỹ (10-11-2010)
    Góc khuất tự truyện hay nhà văn nghèo nàn vốn sống (03-11-2010)
    Garcia Marquez ra tuyển tập các bài diễn thuyết  (31-10-2010)
    Bắc Âu và hành trình sách (29-10-2010)
    Ấn Độ soạn thảo ‘Kama Sutra’ hiện đại  (27-10-2010)
    Nguyễn Đình Tú: Bạn đọc sẽ không chết chìm trong 'Kín' (25-10-2010)
    Văn Chinh, kẻ theo dõi 'Mùa màng văn chương' (23-10-2010)
    Hà Tĩnh kỷ niệm 245 năm ngày sinh Nguyễn Du  (23-10-2010)
    Trung Quốc: Lừa đảo học thuật đe dọa phát triển kinh tế (11-10-2010)
    Nobel Văn học 2010: 'Tôi sẽ viết đến hết cuộc đời'  (08-10-2010)
    Tuyển tập 'Văn mới' tái ngộ độc giả (02-10-2010)
    Chưa hết chuyện gà (15-09-2010)
    Lại một người chị trong thơ Hoàng Cầm (15-09-2010)
    Hoàng Cầm,“buồn teo một tiếng gà!” (15-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153046695.